PHÒNG KHÁM THÚ Y THANH ĐA, 140 Bình Quới, Phường 27, Quận Bình Thạnh, TP.HCM, Ho Chi Minh, 70000, VN. 0919 668 871

TÌM HIỂU VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở MÈO

TÌM HIỂU VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở MÈO

 

Bệnh đường tiết niệu (FLUTD) ở mèo thường được chẩn đoán với nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân:
- Sỏi bàng quang
- Nhiễm trùng bang quang
- Viêm bàng quang
- Tắc nghẽn niệu đạo: có thể do sỏi trong niệu đạo hoặc do các nút trong niệu đạo tạo thành các mảnh vụn hữu cơ như tế bào, protein và khoáng chất. Nguyên nhân ít phổ biến hơn là: do khối u hoặc các dị vật khác trong niệu đạo.
- Viêm bàng quang: Bệnh viêm bàng quang ở mèo được chẩn đoán bằng cách loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn khác của bệnh đường tiết niệu. Hình thái này của bệnh đường tiết niệu được cho là có liên quan đến stress ở mèo. Nó gây ra những thay đổi viêm trong bàng quang và dẫn đến nhiều triệu chứng giống hệt nhau dễ dàng nhìn thấy trên các hình thái khác của bệnh đường tiết niệu ở mèo.

Tắc nghẽn niệu đạo hay bí ống đái ở mèo
Bệnh tắc nghẽn niệu đạo ở mèo là dạng thức nghiêm trọng nhất trong các bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Chứng nghẽn niệu đạo hầu như luôn xảy ra ở mèo đực vì ống đái (đường niệu đạo) ở mèo đực hẹp hơn nhiều so với mèo cái. Mèo cái hiếm khi phát triển bệnh tắc nghẽn bên trong niệu đạo và, nếu bệnh, nguyên nhân thường là do khối u hoặc khối vật cản khác trong đường niệu đạo. Ở mèo đực, sỏi bàng quang nhỏ thường gây tắc nghẽn khi chúng đi ra khỏi bàng quang và qua niệu đạo (ống đái). Mút niệu đạo cũng có thể xảy ra ở mèo đực gây tắc nghẽn.

Mèo bị tắc nghẽn ống đái đương nhiên sẽ không thể đi tiểu bình thường. Những con mèo khỏe mạnh bình thường tự loại bỏ các chất thải trong cơ thể qua nước tiểu của chúng. Mèo bị nghẽn ống đái không thể loại bỏ các chất thải này. Vì thế, sỏi trở nên độc hại rất nhanh khi các chất thải bắt đầu tích lũy trong máu. Những con mèo này về cơ bản sẽ tự đầu độc bản thân với chất thải tồn đọng không thể bài tiết ra ngoài do tắc nghẽn niệu đạo.



Triệu chứng
Một số triệu chứng bệnh liên quan đường tiết niệu mèo bao gồm:
- Mèo khó tiểu
- Mèo tiểu rắt
- Mèo đau đớn khi tiểu
- Mèo tiểu ra máu
- Mèo ăn không ngon miệng
- Mèo dễ cáu gắt
- Mèo tiểu ngoài khay cát vệ sinh
Những con mèo bị tắc niệu đạo thực sự sẽ không thể đi tiểu được. Các triệu chứng có thể xuất hiện tương tự, cùng với việc mèo khó tiểu, căng thẳng và đau. Khi bệnh tiến triển, mèo sẽ bắt đầu nôn mửa và trở nên rất thờ ơ. Nếu không được điều trị kịp thời, các vật cản niệu đạo có thể gây tử vong cho mèo.

Nếu mèo của bạn có biểu hiện triệu chứng của bệnh đường tiết niệu hoặc bạn nghi ngờ có điều gì đó không ổn, bạn nên hẹn bác sĩ thú y ngay. Nếu con mèo đực của bạn không đi tiểu được nữa, tình trạng này cần cấp cứu và mèo của bạn cần được điều trị y tế ngay lập tức.
Cách điều trị
Điều trị bệnh đường tiết niệu phụ thuộc vào mức độ nguyên nhân của bệnh:
• Mèo bị tắc nghẽn niệu đạo sẽ cần phải có cách giải quyết thông qua ống thông niệu đạo vào bàng quang, làm giảm tắc nghẽn. Việc chăm sóc hỗ trợ mèo như dịch truyền tĩnh mạch; theo dõi chức năng thận và mức điện giải máu cũng có thể cần thiết trong trường hợp này.
• Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng bàng quang, nếu có.
• Sỏi bàng quang đôi khi cần phẫu thuật cắt bỏ. Trong một số trường hợp, chế độ ăn điều trị bệnh có thể là một giải pháp thay thế có thể chấp nhận được so với việc phẫu thuật. Thông thường, một chế độ ăn uống điều trị sẽ được bác sĩ thú y khuyến cáo áp dụng ngay cả sau khi phẫu thuật cắt bỏ sỏi bàng quang thành công nhằm ngăn sỏi mới hình thành. Bác sĩ thú y của bạn sẽ giúp bạn quyết định điều gì là tốt nhất cho chú mèo của bạn.
• Kích thích mèo uống nước nhiều hơn. Tất cả mèo nên có sẵn nước sạch mọi lúc mọi nơi trong nhà. Đài phun nước và vòi nước nhỏ giọt có thể giúp mèo uống nhiều nước hơn. Trộn thức ăn ướt vào thức ăn hàng ngày cũng là một lựa chọn hiệu quả vì độ ẩm trong thức ăn ướt sẽ cung cấp nước nhiều hơn cho mèo. Một số chủ mèo cũng cho thêm nước vào thức ăn của mèo.
Phương pháp dinh dưỡng trộn thức ăn cho mèo - Mix Feeding
• Trang trí môi trường sống để giảm căng thẳng cho mèo trong nhà với đồ chơi, cây mèo leo, nơi ẩn náu, trụ cào móng, và nhiều vật dụng cá nhân cho mèo để khiến chúng cảm thấy an toàn.
• Giữ khay cát vệ sinh sạch sẽ và cần lưu ý rằng mèo của bạn không thích bị làm phiền hoặc quấy rầy khi đi vệ sinh. Trong các gia đình hoặc trại nhiều mèo, phải cung cấp đủ số lượng khay cát vệ sinh.
Không hẳn lúc nào cũng có thể phòng ngừa. Tuy nhiên, việc kích thích mèo uống nước, trang bị môi trường sống đầy đủ tiện nghi và giữ khay cát vệ sinh sạch sẽ có thể hữu ích trong mọi trường hợp.
Nếu bác sĩ thú y của bạn đề nghị một chế độ ăn uống điều trị phù hợp, bạn nên tuân thủ nghiêm túc, trừ khi bác sĩ thú y của bạn chỉ định khác. Đừng thay đổi chế độ ăn uống điều trị của mèo hoặc ngừng mà không có ý kiến bác sĩ thú y.

Copyright © PHÒNG KHÁM THÚ Y THANH ĐA Online: 2 | Tổng truy cập: 275229
zalo
Messenger
https://www.facebook.com/Ph%C3%B2ng-Kh%C3%A1m-Th%C3%BA-Y-Thanh-%C4%90a-107874424236878/